Thực hiện công tác pháp chế và học sinh năm học 2014 – 2015

Lượt xem:

Đọc bài viết

Căn cứ công văn số 22/PGDĐT-PC&CTHS ngày 08 tháng 10 năm 2014 về hướng dẫn thực hiện công tác Pháp chế và công tác Học sinh năm học 2014- 2015

Trường THCS Ngô Mây xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác Pháp chế và Công tác học sinh học năm học 2014 – 2015 như sau:
A. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM.
1.Tập trung nâng cao chất lượng công tác pháp chế và thực hiện tốt các nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP; Tiếp tục kiện toàn tổ chức pháp chế, tham gia đầy đủ các lớp bồi d­ưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng công tác pháp chế do cơ quan liên quan tổ chức nhằm nâng cao chất lượng và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế tại đơn vị, trường học.
2. Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 03/CT-TW ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Bộ Chính trị.
3. Thực hiện có hiệu quả các nội dung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các cơ sở giáo dục; Tăng cường công tác giáo dục pháp luật, tuyên truyền nội dung về biển, hải đảo và trách nhiệm của học sinh (HS) trong quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền thiêng liêng, toàn vẹn lãnh thổ bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam.
4. Nghiên cứu, rà soát nội dung, hình thức triển khai công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho HS, ngăn chặn và phấn đấu không còn hiện tượng bạo lực học đường, các hành vi thiếu văn hóa trong HS; tăng cường giáo dục toàn diện và tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý HS; chú trọng và đẩy mạnh giáo dục tư tưởng chính trị, văn hóa truyền thống, lòng yêu nước, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng thực hành, ý thức trách nhiệm với cộng đồng, xã hội; tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, công tác chăm sóc sức khỏe; chú trọng công tác bảo đảm an ninh, trật tự trường học; Giáo dục an toàn giao thông, phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, tai nạn thương tích, đuối nước, dịch bệnh đối với HS; Triển khai hoạt động tư vấn tâm lý.
 B. NHIỆM VỤ CỤ THỂ.
I. Công tác pháp chế.
Kiện toàn đội ngũ cán bộ, giáo viên phụ trách công tác pháp chế, phổ biến giáo dục pháp luật trong trường học. Nội dung cụ thể là:
1. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Nhà trường, các tổ chức đoàn thể, Liên đội, giáo viên chủ nhiệm chủ động xây dựng các văn bản có liên quan đến lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường và đảm bảo đúng pháp luật. Cụ thể: xây dựng quy chế làm việc, quy chế dân chủ, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế thi đua khen thưởng, quy chế phối hợp, nội quy nhà trường, nội quy lớp. Các quy tắc ứng xử, xây dựng cơ quan văn hóa, các quy định về lĩnh vực chuyên môn, hội họp…
Tham gia đóng góp ý kiến đối với các dự thảo văn bản QPPL do các cơ quan khác soạn thảo khi có yêu cầu.
2. Công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật
Nhà trường phân công các bộ phận liên quan thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL trong lĩnh vực giáo dục, các loại sách phổ biến giáo dục pháp luật. Thư viện bổ sung kịp thời các văn bản vào tủ sách pháp luật phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhà trường.
3. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Hàng tháng, căn cứ vào văn bản hướng dẫn của Phòng GDĐT huyện và cấp trên có liên quan để cập nhật và bổ sung tài liệu cần thiết cho Tủ sách pháp luật, đồng thời tổ chức phổ biến, tuyên truyền kịp thời, thường xuyên các quy định pháp luật mới về giáo dục và các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp và cần thiết đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong Ngày pháp luật. Các nội dung tuyên truyền, phân công nhiệm vụ cụ thể trong cuộc họp Hội đồng sư phạm hàng tháng và lấy ngày thứ 4 tuần thứ 3 hàng tháng làm Ngày pháp luật.
Tổ chức, tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác pháp chế do cấp trên tổ chức. Nâng cao chất lượng dạy tích hợp pháp luật vào môn GDCD theo chương trình mới.
Tổ chức và phối hợp tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường và tích cực tham gia các cuộc thi tìm hiểu pháp luật do các cấp, ngành tổ chức như: Cuộc thi “Tìm hiểu hiến pháp năm 2013” do UBND huyện phát động. Thi học sinh giỏi môn GDCD vào tháng 12/2014.
II. Công tác học sinh, hoạt động ngoại khóa và y tế trường học.
1. Công tác Tư tưởng – Văn hoá
Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo chủ đề của năm học 2014-2015: “Học tập  và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm”. Nêu cao trách nhiệm gương mẫu của đảng viên, giáo viên, cán bộ; đề ra những nội dung phù hợp với đối tượng là học sinh.
Tiếp tục triển khai và đưa các nội dung về “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thành các hoạt động thường xuyên trong các nhà trường theo 5 nội dung.
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh phù hợp với tình hình mới; Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh qua việc lồng ghép nội dung các môn học, hoạt động ngoại khoá ngoài giờ lên lớp;
Chỉ đạo và tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, hoạt động ngoài giờ lên lớp; Giáo dục  kỹ năng sống, kỹ năng mềm, thành lập câu lạc bộ nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh theo nội dung chỉ đạo “Tuần sinh hoạt tập thể và tuần sinh hoạt công dân” đầu năm.
2. Công tác quản lý học sinh.
Triển khai công tác giáo dục kiến thức an toàn giao thông cho học sinh ngay từ đầu năm học mới; tổ chức cho học sinh đầu cấp ký cam kết giữa nhà trường với gia đình và học sinh về việc chấp hành quy định an toàn giao thông; phối hợp với chính quyền địa phương, ban đại diện CMHS đảm bảo cho học sinh được an toàn đến trường, quán triệt học sinh không được đi xe máy đến trường, giao cho chi đoàn quản lý đoạn đường khu vực cổng trường đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Tổ chức cho học sinh tham gia cuộc thi “Giao thông thông minh” trên mạng internet.
Thường xuyên giáo dục học sinh về việc thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, phòng chống tệ nạn ma túy; phòng chống tội phạm mua bán người trong trường học. Triển khai chương trình hành động về phòng, chống tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh đối với học sinh.
Xây dựng kế hoạch trực ban đầu, giữa, cuối giờ nhằm khắc phục tình trạng học sinh gây gỗ đánh nhau, đặc biệt là những ngoài vào trường đánh học sinh.
Đẩy mạnh thực hiện công tác tư vấn tâm lý và tư vấn hướng nghiệp…;
Tổ chức các hội thi về công tác quản lý học sinh như: Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường, Hội thi Tổng phụ trách Đội giỏi cấp huyện.
3. Công tác văn nghệ, thể dục, thể thao (TDTT)
Tiếp tục triển khai thực hiện các văn bản về công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học: Quyết định số 51/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 quy định về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên thể dục thể thao;
Tổ chức và phát triển các loại hình câu lạc bộ thể thao tại trong nhà trường, tăng cường tập luyện thể dục thể thao để tham gia thi đấu các giải thể thao cấp huyện và tỉnh.
Chú trọng và đẩy mạnh việc triển khai công tác tuyên truyền phòng chống tai nạn đuối nước cho học sinh. Tổ chức các hoạt động tập thể dục, mở nhạc giữa giờ giải lao;
Tổ chức các giải thể thao cấp trường: như bóng đá nam, thi múa hát tập thể.
4. Công tác Y tế trường học.
Theo dõi và khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh. Sơ cấp cứu và xử lý các trường hợp tai nạn, thương tích và bệnh tật khi xảy ra ở trường học;
Tổ chức các biện pháp giữ gìn vệ sinh trường, lớp góp phần bảo vệ môi trường trường học xanh-sạch-đẹp.
Tăng cường tuyên truyền công tác vệ sinh cá nhân, nhất là vệ sinh sau khi đi vệ sinh nhằm phòng ngừa bệnh tật, dịch bệnh.
Thực hiện Bảo hiểm y tế học sinh năm học theo quy định.
Sử dụng đúng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí được để lại từ Quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tự nguyện của học sinh và các nguồn thu khác theo đúng các văn bản quy định. Phối hợp với trạm Y tế xã  tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công tác y tế trường học theo Thông tư liên tịch số 18/2011/TTLT-BGDĐT-BYT; Thông tư số 22/2013/TTLT-BGDĐT-BYT. Phối hợp với trạm y tế xã tổ chức các hoạt động phòng chống các dịch, bệnh, tật trong trường học (cúm A H1N1, cúm A H5N1, sởi – Rebola, tay – chân- miệng, nha học đường, cong vẹo cột sống, cận thị, lao, sốt rét, sốt xuất huyết, giun sán, …) và các dịch bệnh mới xuất hiện.
Tổ chức thực hiện các quy định về vệ sinh tr­ường học, nước sạch – vệ sinh môi trư­ờng, đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm; phòng chống tác hại của HIV/AIDS, phòng tránh tai nạn thương tích, tác hại của thuốc lá, rượu bia; giảm nhẹ thảm họa thiên tai, biến đổi khí hậu; xây dựng trư­ờng học nâng cao sức khỏe, đảm bảo môi trường nhà trường xanh, sạch, đẹp.
Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá và truyền thông về giáo dục sức khỏe, vệ sinh cá nhân; giáo dục dân số, gia đình, giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản vị thành niên, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Xây dựng, tổ chức và đẩy mạnh hoạt động thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ trong nhà trường.
C. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Phân công nhiệm vụ:

TT Họ và tên Nội dung, lĩnh vực phụ trách Ghi chú
1 Nguyễn Hữu Đức Chịu trách nhiệm chung
2 Đinh Tiến Dũng Chịu trách nhiệm chỉ đạo các Lĩnh vực học sinh
3 Mai Thị Giang Thanh Các lĩnh vực của CC-VC
4 H’ Juen Hđơk Các lĩnh vực học sinh
5 Nguyễn Thị Lựu Phổ biến PL cho học sinh
6 Nguyễn Thị Phương Các chế độ của CC-VC
7 H’ Max HWing Công tác Y tế học đường
8 Đậu Thị Quỳnh Sưu tập, giới thiệu sách, các văn bản pháp luật
9 GVCN các lớp Công tác tư vấn học sinh

2. Tổ chức thực hiện.
Trên đây là kế hoạch thực hiện công tác pháp chế và công tác học sinh trong nhà trường năm học 2014-2015. Các thành viên trong tổ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể theo sự phân công từng lĩnh vực được giao. Mọi vưỡng mắc khi thực hiện đề nghị gặp tổ trưởng để tháo gỡ.

Nơi nhận: 
–    Thành viên tổ pháp chế (để th/h);
–    Phòng GDĐT, UBND xã; (để b/c)
–    Trạm  Y Tế xã;
–  Các tổ CM;                                                       (để ph/h)
–  Lưu: VT.