Tổ chức hoạt động ngoại khóa chào mừng kỷ niệm 70 năm
Lượt xem:
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/1944 – 22/12/2014 và 25 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân 22/12/1989 – 22/12/2014.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/1944 – 22/12/2014và 25 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân 22/12/1989 – 22/12/2014. Trường THCS Ngô Mây triển khai một số hoạt động kỷ niệm, kết hợp tổ chức cuộc thi học sinh giỏi môn GDCD cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Mục đích:
Tuyên truyền, giáo dục sâu rộng cho cán bộ, giáo viên và các em học sinh trong trường về chặng đường lịch sử vẻ vang 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, qua đó tiếp tục khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh trong xác định đường lối cách mạng; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam;
Nhằm ôn lại phẩm chất, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam, động viên, cổ vũ nhân dân tiếp tục phát huy truyền thống của dân tộc, của Quân đội Việt Nam anh hùng;
Nhằm nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, góp phần nêu cao ý thức chấp hành pháp luật, điều lệ truờng học của học sinh.
2. Yêu cầu:
Trong quá trình tổ chức các bộ phận liên quan được phân công phải thực hiện nghiêm tức, có tinh thần trách nhiệm cao, đồng thời phải huy động 100% số học sinh tham gia.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:
1. Tổ chức hoạt động tuyên truyền và Míttinh kỷ niệm.
a. Công tác tuyên truyền:
– Cắt băng rôn, khẩu hiệu với nội dung “Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2014) và 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2014)! – giao cho thầy Nguyễn Quang Tân đặt và treo trước ngày 15/12/2014.
– Mở băng đĩa các bài hát ca ngợi truyền thống đánh giặc của bộ đội và nhân dân ta từ ngày 15 đến 22/12(cô Juen)
– Thăm hỏi gia đình chính sách tại Buôn EaMdroh(thầy Tuyến rà soát và lên kế hoạch)
b. Tổ chức Míttinh:
– Thời gian: 7 giờ 30 phút đến 8 giờ(30 phút), ngày 22/12/2014. Giao cho cô Hiệp soạn đề cương, thầy Nguyễn Hữu Đức duyệt. Hoàn thành trước ngày 17/12/2014.
– Nội dung: Ôn lại truyền thống 70 năm chặng đường lịch sử vẻ vang xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
2. Tổ chức cuộc thi Học sinh giỏi môn GDCD.
Mỗi học sinh phải tham gia 3 phần thi.
a. Phần thi tự luận:
Thời gian thi vào buổi sáng ngày 20/12/2014, địa điểm tại phòng học lớp 6A.
* Nội dung thi: Theo chương trình môn Giáo dục công dân THCS hiện hành, học sinh khối lớp nào thi theo đề khối lớp đó (theo chương trình thực học đến tuần thứ 17).
* Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề). Bài thi được làm trên giấy thi do Ban Tổ chức phát.
* Điểm bài thi: Điểm bài thi theo thang điểm 10; quy tròn đến 0,25.
Phần thi tự luận được tổ chức theo quy trình thi học sinh giỏi các môn văn hóa cấp huyện.
b. Phần thi: Trò chơi vận động tìm hiểu Pháp luật:
* Nội dung thi:
Tìm hiểu về các văn bản pháp luật như: Luật Giao thông đường bộ, Luật biển Việt Nam, Hiến pháp 2013, Điều lệ trường trung học.
* Hình thức thi:
– Có 2 đội thi, mỗi đội gồm 6 em(Khối 7, 8, 9 mỗi khối 2 em), có 1 bàn đặt 60 câu hỏi trắc nghiệm(từ 1 đến 60), khoảng cách từ vạch xuất phát đến bàn đặt câu hỏi là 15m.
– Các đội xếp thành 01 hàng dọc, theo thứ tự bốc thăm và gọi tên từng đội thi, mỗi lượt 1 đội cùng xuất phát (đội còn lại theo dõi cổ vũ và chờ đến lượt thi), mỗi đội thực hiện 03 vòng đan xen. Mỗi lượt mỗi đội cử 01 học sinh(đội trưởng) chạy đến bàn đặt câu hỏi, bốc câu hỏi giơ cao, người dẫn chương trình sẽ đọc nội dung câu hỏi, 5 bạn phía dưới(cùng đội) nghe và giơ tay chạy lên đứng bên bàn trả lời, sau khi trả lời xong chạy về đứng sau cùng của hàng đội mình, cứ tiếp tục cho đến hết vòng(6 câu hỏi); thời gian được tính sau khi người dẫn chương trình đọc xong câu hỏi đến khi trả lời tối đa là 20 giây, quá thời gian nếu không trả lời được người dân chương trình sẽ thông báo đáp án, đội chơi không được tính điểm. Một học sinh có thể trả lời nhiều câu, đội trưởng cũng được quyền trả lời.
– Mỗi câu hỏi trả lời đúng được 3 điểm, tối đa 54 điểm/18 câu hỏi.
Lưu ý: Bộ tài liệu câu hỏi tham khảo sẽ được Ban tổ chức phô tô gửi cho mỗi đội 1 bộ để sinh tham dự tìm hiểu trước khi thi.
c. Phần thi: Vẽ tranh theo chủ đề về an toàn giao thông, môi trường, chủ quyền biển đảo.
– Mỗi đội tham gia dự thi sẽ tự chuẩn bị bút, màu, dụng cụ vẽ tranh, Ban tổ chức sẽ phát cho mỗi đội một tờ giấy A3 trắng (duy nhất 01 tờ có kí hiệu của Ban tổ chức).
– Mỗi đội sẽ chuẩn bị một chủ đề để vẽ tranh liên quan đến nội dung nêu trên.
– Thời gian quy định cho việc vẽ tranh là 15 phút, có thể 1 hoặc nhiều em cùng tham gia vẽ tranh, sau khi hết thời gian nộp tranh về cho BTC; tiếp theo các đội theo sự hướng dẫn của BTC lần lượt từng đội sẽ cử một học sinh thuyết trình về ý nghĩa của bức tranh trong thời gian 2 phút.
– Tiêu chí cho điểm phần thi này là: Đúng thời gian (5 điểm), bức tranh được hoàn thành đẹp (5 điểm), giải thích ý nghĩa hay (5 điểm), phù hợp chủ đề (5 điểm). Tổng điểm phần thi này là 20 điểm.
* Cơ cấu giải thưởng:
– Giải cá nhân:
1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 6 giải Khuyến khích.
Trao cho những học sinh có số điểm thi phần tự luận xếp loại theo thứ tự từ cao xuống thấp trong danh sách ghi tên ghi điểm.
(Mỗi giải thưởng bao gồm: Giấy khen của Hiệu trưởng nhà trường và tiền thưởng. Những học sinh đạt giải Ba trở lên, ngoài giải thưởng còn được cấp giấy chứng nhận Học sinh giỏi cấp trường).
– Giải tập thể:
1 giải Nhất; 1 giải Nhì.
Trao thưởng cho đội có tổng số điểm cao nhất từ cao xuống thấp (nếu các đội bằng điểm nhau thì ưu tiên tính tổng điểm các bài thi tự luận, đến điểm trò chơi vận động, đến điểm vẽ tranh).
* Cách tính tổng số điểm: Tổng điểm tự luận của đội + điểm Trò chơi vận động tìm hiểu Pháp Luật + điểm vẽ tranh.
Mỗi giải thưởng bao gồm:
* Giải tập thể
Nhất: 200.000 đồng.
Nhì: 150.000 đồng.
* Giải cá nhân
Nhất: 100.000 đồng
Nhì: 70.000 đồng
Ba: 50.000 đồng
Khuyến khích: 30.000 đồng
Kinh phí hỗ trợ cho mỗi đội mua bút, màu, dụng cụ vẽ tranh là 100.000/đội
III. PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Trang trí, khánh tiết: Đoàn thanh niên
2. Dẫn chương trình: Thầy Thao(bao gồm cả phần lễ và dẫn chương trình cuộc thi)
3. Ban tổ chức:
– Thầy Nguyễn Hữu Đức – Trưởng ban
– Thầy Đinh Tiến Dũng – Phó ban
– Cô Nguyễn Thị Huyền Trang – Thành viên
– Thầy Trần Huy Thao – Thành viên
– Y Tiến Niê Kdăm – Thành viên
– Cô Nguyễn Thị Phương – Thành viên
*Nhiệm vụ: Chuẩn bị công tác tổ chức, kinh phí, khen thưởng; bộ câu hỏi thi vận động; đề, đáp án thi tự luận.
4. Ban giám khảo, cố vấn:
– Cô Nguyễn Thị Lựu – Trưởng ban
– Cô Nguyễn Thị Hiệp – Thành viên
– Cô Lê Thị Xuân Hương – Thành viên
– Thầy Bùi Xuân Thành – Thành viên
*Nhiệm vụ: Chuẩn bị bộ đáp án 50 câu hỏi, chấm, tổng hợp, báo cáo điểm các phần thi cho cô Trang.
5. Phụ trách đội chơi:
– Đội 1: Thầy Hồ Hữu Phước – Lãnh đội
– Đội 2: Cô Phan Thị Hòa – Lãnh đội
*Nhiệm vụ: Lựa chọn học sinh, hướng dẫn, phân công học sinh chuẩn bị và thực hiện các phần thi. Được quyền cùng với học sinh tham gia phần thi vận động tìm hiểu pháp luật(chỉ được công công học sinh lên trả lời, không được nhắc đáp án)
6. Công tác khác:
– Cô Khuyên chuẩn bị 1 số tiết mục văn nghệ của học sinh, giáo viên để giao lưu.
– Cô Hiệp chuẩn bị câu hỏi và đề xuấ 2 phần quà cho khán giả.
7. Nghiên cứu các tài liệu sau:
– Hiến pháp năm 2013;
– Luật Giao thông đường bộ;
– Nghị định 172/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đướng sắt;
– Luật Biển Việt Nam;
– Sách 100 câu hỏi đáp về Biển đảo danh cho tuổi trẻ Việt Nam;
– Điều lệ trường THCS, THPT và THPT có nhiều cấp học ban hành kèm theo thông tư 12/2011/TT-BGDĐT.
Trên đây là kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và thi học sinh giỏi môn GDCD. Đề nghị GVCN và các đồng chí được phân công triển khai cụ thể cho học sinh để thực hiện. Nếu có vướng mắc đề nghị gặp Hiệu trưởng để giải quyết.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
-HT,PHT,TT,CTCĐ,BTĐ; TPT Đội;
-GVCN(15), treo bảng chủ nhiệm;
-Thông báo: bảng;
-Lưu: VT.